Quy định về nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp – chất nguy hiểm nhập khẩu vào Châu Âu

Mục lục

Châu Âu là một trong số những thị trường tiềm năng của Doanh nghiệp Việt trong việc xuất khẩu hàng công nghiệp. Tuy nhiên để nhập khẩu bất cứ mặt hàng nào vào thị trường này cũng có những yêu cầu quy định khắt khe. Bài viết ngày hôm nay, Hanotrans sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về quy định nhãn mác bắt buộc đối với các chất nguy hiểm hàng công nghiệp nhập khẩu vào thị trường Châu Âu đầy tiềm năng này! 

Quy định rõ ràng về hàng hóa chất nguy hiểm công nghiệp 

Chất nguy hiểm (CLP) được phân loại và ghi nhãn dán, cách đóng gói được quy định rõ tại Quy định (EC) 1272/2008. Trong đó có quy định, nhãn của các chất nguy hiểm phải ghi rõ đầy đủ và chính xác tên của chất đó. Đồng thời hàng hoá cần được thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối sản phẩm. 

Trên nhãn dán cần có biểu tượng nguy hiểm và dấu hiệu nguy hiểm liên quan đến việc sử dụng chất nguy hiểm đó. 

Quy định về kích thước của nhãn dán 

Kích thước của nhãn dán được dán lên sản phẩm không được nhỏ hơn một tờ giấy A8 tiêu chuẩn. Cụ thể là kích thước tối thiểu phải đạt 52mm x 74mm. Trong đó, mỗi biểu tượng cần được thể hiện chiếm ít nhất 1/10 tổng diện tích bề mặt của nhãn dán. 

Các quốc gia thành viên có thể yêu cầu việc thể hiện ngôn ngữ quốc gia được trên nhãn dán hoá chất. Trong trường hợp bao bì của sản phẩm quá nhỏ, nhãn dán có thể được dán theo cách khác phù hợp. 

Bao bì của sản phẩm cũng có thể được coi là nguy hiểm. Nhưng cần đảm bảo chúng không gây nổ hay độc hại. Các biểu tượng được sử dụng trên nhãn dán nếu là chất nổ, chất oxy hoá, các chất dễ cháy hoặc có hại cho môi trường,….

Đối với các thùng chứa các chất nguy hiểm, ngoài những biểu tượng trên, cần bắt buộc thể hiện một hình tam giác nổi về quy định CLP. Ví dụ việc đánh dấu và ghi nhãn các chất bổ sung , thực hiện các yêu cầu phân loại, ghi nhãn và đóng gói đối với hoá chất cần được thực hiện dựa trên Hệ thống hài hoà toàn cầu của Liên hợp quốc. 

Quy định REACH 

REACH là một trong những quy định quan trọng đối với hàng hóa chất nhập khẩu vào thị trường Châu Âu mà Doanh nghiệp nên tìm hiểu. REACH được áp dụng đối với tất cả 27 nước thuộc liên minh Châu Âu. Đây là một trong những giấy phép bắt buộc khi muốn xuất khẩu hàng vào các nước EU, và là một trong những điều kiện cần khi xuất khẩu vào các nước khác như Nhật, Hàn, hay Úc,…

Chứng nhận REACH đảm bảo về các thông tin liên quan đến rủi ro hóa chất gây ra (bao gồm: cho người dùng, cho cơ quan quản lý và công chúng). Bên cạnh đó REACH còn cho phép các Cơ quan có thẩm quyền của EU thực hiện các hành động nhanh hơn với các rủi ro và mối nguy hiểm của các hóa chất nhập khẩu. Có được giấy chứng nhận REACH, đồng nghĩa với việc hàng hoá được đảm bảo sự lưu hành tự do trong thị trường nội bộ Liên Minh Châu Âu. 

Tổng kết 

Trên đây là những thông tin cần thiết về việc nhập khẩu hàng hóa chất công nghiệp vào thị trường Châu Âu dành cho các Doanh nghiệp Việt. Hanotrans hy vọng đây là những thông tin hữu ích, giúp Doanh nghiệp nắm bắt tốt cơ hội, đẩy mạnh ngành xuất khẩu hàng hoá tới các Quốc gia trên thế giới. 

Nguồn tổng hợp: Cổng thông tin thị trường nước ngoài, Báo Công Thương.