Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều dần chú trọng đến các ngành công nghiệp hỗ trợ, tăng dần các tỷ lệ nội địa hóa và phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Đây cũng là phương hướng phát triển bền vững mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra.
Hợp tác thương mại giữa Việt Nam – Nga
Hiệp định thương mại tự do giữa liên minh kinh tế Á – Âu có hiệu lực từ năm 2016 đã giúp cho mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Liên Bang Nga phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt trong giai đoạn 2016 – 2021 đã đạt mức tăng trưởng thường niên khoảng 15%, và đạt 5,5 tỷ USD vào năm 2021.
Hiện trạng thương mại những năm gần đây
Từ năm 2022, do nhiều yếu tố khách quan tác động, nên thương mại giữa hai nước bị ảnh hưởng đáng kể. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, thương mại 2 chiều giữa Việt Nam – Nga trong năm 2022 đạt 3,55 tỷ USD. So với 2021, con số này giảm 35,4%. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 1,55 tỷ USD giảm 51,4%; kim ngạch nhập khẩu đạt 1,99 tỷ USD giảm 13,2%.
Các mặt hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam sang Nga gồm: các loại điện thoại và linh kiện điện tử, các mặt hàng nông sản, thủy hải sản, dệt may và dày da. Đối với các mặt hàng công nghiệp này, Nga là quốc gia chiếm 90% trong tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và liên minh kinh tế Á – Âu.
Ở chiều ngược lại, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nga bao gồm: các loại sắt thép, than đá, các sản phẩm dầu mỏ, hóa chất, gỗ, lúa mỳ, thịt và hải sản.
Theo Bộ Công Thương đánh giá dựa trên tình hữu nghị và tiềm năng của hai nước thì thương mại giữa hai nước sẽ tiếp tục duy trì và phát triển ổn định trong các năm tiếp theo.
Đẩy mạnh tiềm năng của hai quốc gia
Mục tiêu của Chính Phủ hai quốc gia đã đặt ra là nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước lên mức 10 tỷ USD vào năm 2025. Trong khi thương mại hai nước những năm gần đây đang ổn định ở mức 6 tỷ USD, thì đây là một trong những thách thức tương đối lớn. Do đó, hai nước cần phải cố gắng khai thác tiềm năng, thế mạnh giữa hai bên nhiều hơn nữa.
Ở phía Việt Nam, có nhiều lợi thế về tài nguyên, nguồn nhân lực cũng như vị trí địa lý. Đồng thời an ninh chính trị, xã hội ổn định cũng giúp cho môi trường đầu tư kinh doanh ngày một cải thiện và ổn định. Đồng thời phía Chính phủ Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Để Việt Nam trở thành điểm đầu tư hấp dẫn của các Doanh nghiệp nước ngoài.
Định hướng phát triển công nghiệp xanh từ Việt Nam
Việt Nam có thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp từ nhiều năm nay. Chính vì thế, để đẩy mạnh phát triển công nghiệp xanh, sản xuất xanh thì Chính phủ Việt Nam cũng đã triển khai các chính sách tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng phát triển bền vững này.
Trong đó, có một số nhóm các ngành công nghiệp được lựa chọn ưu tiên phát triển như: ngành công nghiệp chế biến, ngành điện tử viễn thông, ngành công nghệ số, năng lượng mới và tái tạo năng lượng.
Theo định hướng đến năm 2035, công nghiệp Việt Nam sẽ tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp có công nghệ tiên tiến, công nghiệp xanh. Từ đó sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao. Điều này sẽ mang lại khả năng cạnh tranh tốt của các sản phẩm khi tham gia sâu vào các thị trường quốc tế – chuỗi giá trị toàn cầu.
Những thế mạnh của Nga
Liên Bang Nga vẫn luôn là quốc gia có nhiều thế mạnh về các ngành công nghiệp vũ khí chế tạo, khai khoáng, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường. Đặc biệt là lĩnh vực mới trong công nghiệp sản xuất xanh. Và đây cũng là những lĩnh vực mà Chính phủ cũng như Doanh nghiệp Việt quan tâm và cần chú trọng.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin tiềm năng hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Liên Bang Nga. Chúng ta có thể thấy rõ được thế mạnh và thuận lợi của hai nước trong việc phát triển hợp tác hơn nữa.
Đặc biệt là nền tảng vững chắc giữa hai nước đã được thiết lập chặt chẽ và lâu dài. Sẽ là tiền đề chắc chắn cho sự phát triển thương mại giữa hai quốc gia. Để cập nhật thêm các thông tin thị trường xuất nhập khẩu xin vui lòng truy cập tại website: https://hanotrans.com.vn/
Cập nhật: Theo Báo Công Thương.