Thức ăn chăn nuôi là mặt hàng thường xuyên được nhập khẩu tại Việt Nam. Do nhu cầu sử dụng, tiêu thụ mặt hàng này tương đối lớn. Tuy nhiên, việc không nắm các các danh mục hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến việc thông quan hàng. Điều này gây ra tổn thất về chi phí. Hãy cùng HANOTRANS tìm hiểu kỹ hơn về danh mục hàng hoá thức ăn chăn nuôi được lưu hành tại Việt Nam trong bài viết này nhé!
Cơ sở pháp lý nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Ngày 11/02/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (Bộ NN&PTNT) ban hành thông tư 02/2019/BNNPTNT về Danh mục sản phẩm các mặt hàng thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành ở Việt Nam. Ở thông tư này quy định các sản phẩm được lưu hành theo tập quán và nguyên liệu được chia thành các nhóm khác nhau.
Danh mục các sản phẩm thức ăn chăn nuôi được lưu hành theo tập quán
Nhóm 1: Loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật
Sản phẩm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ thực vật được lưu hành ở Việt Nam thuộc nhóm 1. Cụ thể thức ăn được sản xuất từ các thực vật như: ngô, thóc, lúa mì, gluten, đậu tương, khô dầu, sắn, các loại hạt, thức ăn thô, phụ phẩm của ngành sản xuất cồn etylic từ hạt cốc, mía, các loại củ và các loại bã thực vật.
Nhóm 2: Loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật
Sản phẩm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật được lưu hành ở Việt Nam thuộc nhóm 2. Cụ thể động vật bao gồm: các động vật trên cạn và từ thuỷ hải sản.
Nhóm 3: Loại thức ăn có nguồn gốc từ sữa và các sản phẩm về sữa
Các sản phẩm được làm từ sữa trong chăn nuôi được xếp vào nhóm 3 lưu hành tại Việt Nam. Cụ thể là các loại sữa dễ, sữa bò, … hoặc các loại sữa đã qua chế biến.
Nhóm 4: Loại thức ăn có nguồn gốc từ dầu, mỡ.
Cuối cùng là các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ dầu, mỡ được xếp vào nhóm 4 lưu hành tại Việt Nam. Cụ thể là các sản phẩm dầu mỡ từ động vật, mỡ gà, dầu cá (có hàm lượng không <98%)
Danh mục các sản phẩm thức ăn chăn nuôi được lưu hành theo nguyên liệu
Trong danh mục này, các sản phẩm hàng hoá thức ăn chăn nuôi cũng được chia thành 4 nhóm. Cụ thể các nhóm như sau:
Nhóm 1: Sản phẩm từ Axit Amin
Bao gồm các loại: L-Arginine,L-Cysteine hydrochloride, L-Cysteine hydrochloride monohydrate,L-Isoleucine, L-Leucine, L-Lysine (dạng lỏng), L-Lysine hydrochloride, L-Lysine sulfate, DL-Methionine, L-Methionine, L-Serine, L-Threonine, L-Tryptophan, L-Valine
Nhóm 2: Sản phẩm từ Vitamin
Bao gồm các chất: Vitamin A (Retinyl, Retinyl acetate, Retinyl palmitate),Vitamin B1 (Thiamine hydrochloride, Thiamine mononitrate), Vitamin B2 (Riboflavin), Vitamin B3 (Niacin/Nicotinic acid, Niacinamide/ Nicotinamide), Vitamin B5 (D-Calcium pantothenate/DL-Calcium pantothenate), Vitamin B6 (Pyridoxine hydrochloride), Vitamin B9 (Folic acid), Vitamin B12 (Cyanocobalamin), Vitamin C (L-Ascorbic acid, L-Ascorbic acid-6-palmitate, L-Calcium ascorbate, L-Sodium ascorbate, Sodium calcium ascorbyl phosphate), Vitamin D2 (Ergocalciferol), Vitamin D3 (Cholecalciferol) , Vitamin E (RRR-α-Tocopherol, DL-α-Tocopheryl acetate), Vitamin H (D-Biotin), Vitamin K3 (Menadione dimethyl pyrimidine bisulfite, Menadione nicotinamide bisulfite, Menadione sodium bisulfite).
Nhóm 3: Sản phẩm từ khoáng
Bao gồm các khoáng: Calcium carbonate, Dicalcium phosphate, Monocalcium phosphate, Muối ăn
Nhóm 4: Sản phẩm từ các nguyên liệu đơn khác
Nguyên liệu đơn được tính ở nhóm 4 chỉ có Ure.
Trên đây là thông tin danh mục hàng hoá thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu vào Việt Nam. Sau khi nắm được những danh mục này, người nhập khẩu cần làm giấy phép lưu hành hàng hoá.
Hồ sơ cấp phép lưu hành hàng hoá thức ăn chăn nuôi
Các sản phẩm hàng hoá thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu vào Việt Nam đều cần được cấp phép lưu hành. Dưới đây là một bộ hồ sơ mà người nhập khẩu cần chuẩn bị:
– Đơn đăng ký lưu hành hàng hoá thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS được hợp thức hoá lãnh sự.
– Bản sao các giấy chứng nhận như: ISO, GMP và HACCP.
– Chi tiết thành phần của sản phẩm
– Tem, nhãn mác của sản phẩm
– Giấy xác nhận kết quả thử nghiệm sản phẩm. Bao gồm rõ các chỉ tiêu về chất lượng cũng như an toàn thực phẩm. (COA).
Tất cả hồ sơ này cần được gửi lên Cục chăn nuôi để được cấp phép. Sau 20 ngày kể từ ngày gửi hồ sơ, Doanh nghiệp sẽ được nhận kết quả.
Đơn vị FWD nghiệp vụ chuyên nghiệp, tư vấn tận tâm
Nếu Doanh nghiệp chưa nắm rõ thủ tục quy trình nhập khẩu hàng hoá thức ăn chăn nuôi. Thì nên lựa chọn các đơn vị dịch vụ Xuất nhập khẩu để được tư vấn uy tín. Điều này sẽ giúp Doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và cả những chi phí phát sinh.
HANOTRANS tự hào là đơn vị FWD uy tín, tận tâm, giỏi chuyên môn nghiệp vụ về hàng hóa xuất nhập khẩu. Để tìm hiểu chi tiết thêm về dịch của của Hanotrans, xin vui lòng liên hệ website:https://hanotrans.com.vn/