Xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam luôn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Có đóng góp lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, cũng như tạo ra nhiều lợi nhuận cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên với tình hình kinh tế dự báo khó khăn như 2023. Liệu có cơ hội nào cho Doanh nghiệp trong việc phát triển ngành kinh tế này không? Hãy cùng Hanotrans tìm hiểu về cơ hội xuất khẩu thủy hải sản Việt nam ra thị trường quốc tế ngay trong bài viết này nhé.
Tổng quan về ngành xuất khẩu thủy hải sản tại Việt Nam
Những năm gần đây, thương hiệu thủy hải sản có nguồn gốc từ Việt Nam đã được khẳng định trên thị trường quốc tế. Sản phẩm thủy hải sản của chúng ta được đón nhận bởi những quốc gia lớn, nhỏ trên thế giới.
Chính vì thế, việc định hướng và phát triển ngành XK thủy hải sản theo từng giai đoạn là vô cùng thiết thực. Trước tình hình hậu Covid, tình thế căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Đi kèm với đó là các cuộc khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực. Việt Nam là nước cần xác định được những lợi thế, để tích cực phát triển ngành thủy hải sản.
Định hướng Quốc gia
Nhiều năm qua, các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng hay chế biến hải sản đều được định hướng rõ ràng. Chúng cùng chung mục đích nhằm phát triển phục vụ cho việc xuất khẩu. Từ đó, hoạt động xuất khẩu trở thành nguồn động lực lớn. Liên tục thúc đẩy việc khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.
Ngành thủy hải sản đã phát triển thành ngành hàng hóa tập trung từ nhiều năm qua. Đây là một bước phát triển vượt bậc, từ ngành chỉ mang tính tự cấp, tự túc. Các yếu tố chất lượng và an toàn thực phẩm được chú trọng trong việc nuôi trồng. Đối với hoạt động chế biến, Việt Nam cũng đã tiếp cận máy móc, công nghệ hiện đại, quản lý tiên tiến trên khu vực. Đây là những định hướng tất yếu để duy trì và giữ vững vị thế XK thủy sản ở Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản tại Việt Nam
Ngành thủy hải sản có những bước phát triển vượt bậc được đánh dấu từ năm 2011 đến năm 2020. Trong giai đoạn này, sự tăng trưởng của tổng giá trị XK thủy hải sản lớn hơn nhiều so với giai đoạn 14 năm trước đó.
Trong các mặt hàng thủy hải sản được xuất khẩu đi nhiều nhất là tôm và cá tra. Với sản phẩm tôm chiếm tỷ trọng cao nhất. Đồng thời XK mặt hàng này luôn phát triển và duy trì sự phát triển ổn định.
Thị trường xuất khẩu tiềm năng
Tính đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu thủy hải sản tới 160 quốc gia trên thế giới. Các thị trường lớn đứng đầu là: Mỹ, các nước EU, Nhật Bản, tiếp theo đó là Trung Quốc, Hàn Quốc, liên minh ASEAN, Úc, Anh, Nga, Canada. Những quốc gia này chiếm khoảng 92 – 93% trên tổng giá trị nhập khẩu của thủy sản Việt Nam. Có thể thấy, Trung Quốc là đất nước láng giềng, và cũng là thị trường tiềm năng của Việt Nam trong ngành xuất khẩu thủy hải sản.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, trong quý đầu năm của 2022, mức tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc tăng 117,6% so với cùng kỳ năm 2021. Sự phát triển ngành XK thủy hải sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc dự kiến 2023-2025 còn tiếp tục duy trì tăng trưởng.
Cơ hội và thách thức của Doanh nghiệp Việt Nam
Cơ hội phát triển
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, đi cùng với đó là vị trí địa hình thuận lợi cho việc nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản. Hơn nữa, biển của Việt Nam sở hữu cả hai dòng hải lưu nóng và lạnh. Do đó có rất nhiều nguồn hải sản đa dạng phong phú. Kết hợp với đó là tập quán đánh bắt, khai thác hải sản từ lâu đời, dày dặn kinh nghiệm. Chính vì vậy, Việt Nam có khả năng cung cấp được nguồn hải sản lớn cho thị trường xuất khẩu.
Chính phủ Việt Nam đầu tư và phát triển ngành thủy sản lớn và mở rộng. Nhằm xây dựng hệ thống sản xuất – kinh doanh, thương mại ngành thủy hải sản một cách quy mô, bài bản. Hơn thế nữa, các ban ngành Chính phủ cũng rất quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Các vùng nuôi thủy sản đều cần phải đạt chuẩn các chất lượng về việc nuôi trồng hải sản. Do vậy, thương hiệu thủy hải sản của Việt Nam trở nên uy tín. Được ưa chuộng ở các thị trường khác nhau.
Các hiệp định thương mại được ký kết với giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với vùng lãnh thổ. Điều này mang lại nhiều lợi ích về thuế xuất- nhập khẩu. Đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thách thức còn tiềm ẩn
Thiên nhiên đa dạng vừa là cơ hội vừa là thách thức cho việc đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Yếu tố thời tiết khi biến đổi khí hậu, tác động nghiêm trọng đến quy mô, cơ cấu sản xuất của ngư dân.