Cách để gia tăng đơn hàng xuất khẩu nông sản

Mục lục

Nông sản Việt Nam được ưa chuộng trên thế giới. Có thể nói chất lượng nông sản nước nhà đã có độ cải tiến rõ rệt khi mà hàng loạt sản phẩm như gạo, cà phê, vải thiều… đã có mặt tại châu Âu, Nhật, và những thị trường khác. Tuy nhiên, người tiêu dùng ngày nay chú trọng hơn vào quá trình sản xuất, trong đó gồm quy trình sản xuất cụ thể ra sao, nhân công có được sử dụng hợp pháp hay không hoặc độ tươi ngon và màu sắc của hoa quả có đạt tiêu chuẩn quốc gia không.

Đó cũng là thách thức mới đối với doanh nghiệp Việt bên cạnh việc phải đối mặt với đại dịch toàn cầu trong năm 2021. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để xuất khẩu nông sản thuận lợi? Tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tận dụng nhưng cơ hội từ các Hiệp định ký kết

Việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ mang lại rất nhiều cơ hội, trong đó nền kinh tế Việt sẽ được phát triển, tiếp tục chuyển hướng từ xuất khẩu các sản phẩm sản xuất công nghệ thấp và hàng hóa sơ cấp sang các mặt hàng công nghệ cao phức tạp hơn như điện tử, máy móc, phương tiện và thiết bị y tế. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại sẽ cho phép Việt Nam tận dụng lợi thế từ việc cắt giảm thuế quan, cả trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), EU và Hoa Kỳ để thu hút các công ty xuất khẩu sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu sang các đối tác ngoài ASEAN.

Cách để gia tăng đơn hàng xuất khẩu nông sản

Các Báo cáo EVFTA 2018 bởi Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam cho biết 72% các thành viên EuroCham tin rằng EVFTA sẽ làm cho Việt Nam cạnh tranh hơn và biến đất nước này trở thành một trung tâm cho các doanh nghiệp châu Âu.

Khi tham gia các hiệp định thương mại, Việt Nam sẽ phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia từ quyền của người lao động đến bảo vệ môi trường. Cả CPTPP và EVFTA đều yêu cầu Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Nắm bắt được luật chơi của các hiệp định, doanh nghiệp xuất khẩu Nông sản sẽ phần nào dễ dàng tham gia vào thị trường quốc tế.

Cách để gia tăng đơn hàng xuất khẩu nông sản

1. Nắm rõ “luật chơi” ở từng thị trường

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” là kinh nghiệm sống mà người xưa đã truyền lại và ngày nay chúng ta cũng thường vận dụng vào trong kinh doanh. Ở mỗi thị trường sẽ có những yêu cầu nhất định và cũng rất khắt khe, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nắm rõ trước khi tham gia vào. Chính vì vậy, trước khi “đánh” vào một thị trường nào đó, doanh nghiệp phải biết rõ nơi đó có những yêu cầu gì và hiện đang có những cơ hội dành cho mình. Ví dụ, ở thị trường Nhật Bản người tiêu dùng sẽ yêu thích những sản phẩm hoa quả có độ tươi ngon về chất lượng và màu sắc.

Với châu Âu, họ không những đòi hỏi sản phẩm phải ngon, tốt cho cơ thể và môi trường mà còn ở việc doanh nghiệp đó không được sử dụng nô lệ lao động. Chính vì thế, doanh nghiệp Việt cần phải theo dõi từ bên trong nhà máy lẫn bên ngoài thương hiệu, cách trình bày sản phẩm và phương pháp truyền thông. Sản phẩm xuất khẩu ngày nay không chỉ là sản phẩm thô mà phải là một sản phẩm toàn diện, minh bạch, có tính văn hóa, có trải nghiệm, cảm xúc và hình ảnh.

2. Đảm bảo đáp ứng đúng với nhu cầu ở từng thị trường nhất định

Theo ông Tomoaki Fukui (Giám đốc cao cấp Bộ phận Sản phẩm AEON TopValu), yếu tố quan trọng giúp hàng Việt sang Nhật được ưa chuộng đó là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn đủ về chất lượng và màu sắc. Cụ thể, lô vải thiều được xuất khẩu sang Nhật vẫn giữ được màu sắc chuẩn vì được bảo quản ở nhiệt độ 0 – 2 độ C để trái vải không chuyển qua màu nâu. Hơn nữa, bao bì được sử dụng phải thoáng khí và được bảo quản nghiêm ngặt trong tất cả các công đoạn từ kho lạnh cho tới chế biến lạnh.

Cách để gia tăng đơn hàng xuất khẩu nông sản

Do đó để có thể giữ màu của hoa quả thì doanh nghiệp cần có quy trình xử lý khắt khe, từ khâu thu hoạch, sơ chế. Đặc biệt, trong quá trình sơ chế sản phẩm cần hạn chế sờ tay trực tiếp vào vỏ quả. Bởi nhiệt độ cơ thể người sẽ làm vỏ quả đổi màu. Sau khi sấy ráo nước, xếp vào thùng và hút chân không để đảm bảo không tồn tại khí CO2, tránh đẩy nhanh quá trình chín của trái cây…

Mặt khác, lô hàng xuất khẩu sang Châu Âu không đạt một trong các tiêu chí, tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện kho bãi… thì sẽ bị trả lại dù hàng đã cập cảng. Vì vậy, các doanh nghiệp nên tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc hay xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Cách tốt nhất để nắm bắt nhu cầu của một thị trường đó là doanh nghiệp nên đến những triển lãm quốc tế về nông sản nhằm tiếp cận và tìm kiếm đối tác với mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu. Thêm vào đó là thay đổi nhận thức về quản lý và giám sát an toàn thực phẩm, từ việc kiểm tra sản phẩm cuối cùng sang giám sát các yếu tố nguy hiểm trong toàn bộ chuỗi sản xuất.

3. Nắm được thủ tục xuất khẩu hàng nông sản để tự tin đưa sản phẩm của mình ra thế giới

Sau đây là ba bước cơ bản để doanh nghiệp Việt Nam có thể tiến hành thủ tục xuất khẩu nông sản.

Bước 1: Xác định xem nông sản đã được nước nhập khẩu chấp nhận chưa?

Điều này rất quan trọng vì không phải tất cả các sản phẩm nông nghiệp đều có thể xuất khẩu được. Phía doanh nghiệp phải kiểm tra để chắc chắn không tốn tiền oan.

Bước 2: Làm thủ tục xuất khẩu và kiểm dịch

Mặc dù nông sản được phép nhập khẩu vào thị trường đó nhưng phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu.

Ví dụ: Nông sản đó phải tuân theo các quy định sau:

  • Sản phẩm phải được tản nhiệt
  • Kiểm dịch thực vật
  • Phải kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật
  • Quy trình đóng gói/ bao bì đảm bảo tiêu chuẩn, không hư hỏng hàng hóa

Ngoài ra, đối với một số sản phẩm tươi sống và bảo quản lạnh trên đường vận chuyển sẽ phải lưu ý thêm như:

  • Thời gian thu hoạch
  • Thời gian đóng gói
  • Thời gian thông quan/ kiểm dịch thực vật/ bức xạ/ hun tùng
  • Thời gian vận chuyển

=> Tất cả các quá trình phải khớp với nhau để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng và chất lượng tốt nhất.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý một số chi phí phát sinh như phí điện (được sử dụng cho các thùng chứa lạnh khi chứa sản phẩm), phí xử lý hàng hóa hư hỏng, phí lưu kho chờ xử lý hàng hóa, phí vận chuyển về Việt Nam. Đây là công đoạn phức tạp và nhiều rủi ro, doanh nghiệp nên tham khảo hoặc thuê các bên dịch vụ vận chuyển hỗ trợ, như vậy sẽ đảm bảo đơn hàng hơn.

Bước 3: Các tài liệu cần thiết để xuất khẩu bao gồm

  • Hóa đơn thanh toán
  • Hóa đơn
  • Bảng kê hàng hóa
  • Giấy chứng nhận chất lượng/ Số lượng
  • Health Certificate
  • Giấy chứng nhận xuất xứ
  • Quy trình kiểm dịch thực vật, khử trùng và giấy chứng nhận xuất xứ có thể phức tạp

Nguồn: vumare.com