Trong quá trình XNK hàng hóa vẫn có thể xảy ra những rủi ro khó có thể lường trước được cho hàng hóa. Chúng thường trực và có thể xảy ra bất cứ khi nào với nhiều lý do chủ quan, hay khách quan khác nhau. Vì vậy, khi vận chuyển hàng hóa giao thương, doanh nghiệp sử dụng bảo hiểm hàng hóa. Bài viết dưới đây của HANOTRANS sẽ giúp bạn nắm rõ hơn thông tin chi tiết về bảo hiểm hàng hóa.
Bảo hiểm hàng hóa là gì?
Tương tự như những loại bảo hiểm khác, bảo hiểm hàng hóa là sự cam kết bồi thường của người bán bảo hiểm với người mua bảo hiểm. Khi hàng hóa gặp rủi ro như mất mát, tổn thất, hay hư hỏng, thì sẽ được bồi thường. Để sở hữu bảo hiểm hàng hóa, người mua cần phải trả phí bảo hiểm.
Lưu ý về thời điểm mua bảo hiểm hàng hóa cũng rất quan trọng. Bảo hiểm cần được mua trước khi hàng hóa được thực hiện các bước vận chuyển. Tính chất của bảo hiểm là giảm thiểu các thiệt hại, rủ ro xảy ra. Bảo hiểm hàng hóa không thể ngăn chặn việc xảy ra các rủi ro.
Thực trạng về bảo hiểm hàng hóa trên những cung đường XNK
Theo cổng thông tin điện tử: Viện chiến lược và chính sách tài chính quốc gia cho biết: Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam mới chỉ khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu được 6-7% so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Phần còn lại bỏ ngỏ cho các doanh nghiệp bảo hiểm hàng hóa ở nước ngoài.
Đối với những cung đường gần, ngắn như từ Hàn, Trung, Nhật hàng hóa cũng ít được mua bảo hiểm. Phần đa bảo hiểm các doanh nghiệp Việt Nam mua cho các tuyến đường dài. Hoặc có thể do người mua yêu cầu về bảo hiểm hàng hóa. Điều này cho thấy rằng Doanh nghiệp Việt chưa quan tâm, chú trọng vào bảo hiểm hàng hóa.
Các loại bảo hiểm hàng hóa mùa chủ sở hữu hàng cần biết
Trong giao thông vận tải Việt Nam, đang phổ biến chủ yếu hai loại bảo hiểm chính: bảo hiểm hàng hóa nội địa và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bảo hiểm hàng hóa nội địa
Tính chất bảo hiểm thể hiện ngay trong tên gọi của nó. Bảo hiểm hàng hóa nội địa là bảo hiểm dành cho các loại hàng hóa được vận chuyển trong nước.
Chặng đường vận chuyển hàng hóa thường dài, chủ yếu là vận chuyển Bắc – Nam (đường bộ). Hàng hóa có giá trị cao, dễ hỏng hóc, hư tổn cũng là đối tượng hàng thường được mua bảo hiểm. Ví dụ cụ thể như: Linh kiện điện tử, hàng lạnh cần đảm bảo nhiệt độ,…
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Loại bảo hiểm này khá phổ biến, và cũng được các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu dành cho cho hàng hóa được vận chuyển toàn cầu. Bảo hiểm này dành cho tất cả các hình thức vận chuyển: đường bộ, đường biển, đường sắt hay đường bay.
Thủ tục giải quyết bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển
Một số thông tin cơ bản
Để giải thủ tục giải quyết bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển được nhanh chóng, chúng ta cần nắm chắc những thông tin cơ bản sau:
Người mua bảo hiểm là người bán hàng hóa, (đơn vị Shipper – xuất hàng hóa). Người được thụ hưởng bảo hiểm là người mua hàng tại cảng đến/ điểm đến (đơn vị Consignee – người nhập khẩu).
Điều kiện giao hàng và bảo hiểm
Điều kiện vận chuyển đường biển thường được sử dụng dựa theo Incoterm 2010, Incoterm 2020. Các điều kiện vận chuyển có liên quan đến bảo hiểm là CIP và CIF. Điều kiện bảo hiểm gồm có các điều kiện A, B hoặc C.
Phí mua bảo hiểm được tính trên trị giá mua bảo hiểm có thể theo điều kiện FOB hoặc CIF. Ngoài ra, chúng ta cần nắm thêm về quy định liên quan đến trách nhiệm và điều khoản được miễn trừ trong quy định ICC 2009.
Quy trình giải quyết bảo hiểm
Quy trình giải quyết bảo hiểm được thực hiện theo các bước sau:
B1: Người được bảo hiểm thông báo về tổn thất hàng hóa cho người mua bảo hiểm
B2: Người mua bảo hiểm nhận thông tin, và gửi tiếp thông báo đến người bảo hiếm/ người bán bảo hiểm.
B3: Người bảo hiểm tiếp hành giám định, xác minh về tổn thất hàng hóa. Qúa trình này được thực hiện ngay sau khi có thông báo về tổn thất hàng hóa. Đây là quá trình độc lập, có sự giám sát của người được bảo hiểm.
B4: Người được bảo hiểm ký ủy quyền cho người mua bảo hiểm để tiến hành làm tiếp các thủ tục về yêu cầu bồi thường.
B5: Người mua bảo hiểm đã được ủy quyền, tiến hành gửi bộ hồ sơ thông báo tổn thất cho bên CTY bảo hiểm, đợi xác nhận trong vòng thời gian nhất định. Sau khi có thông báo xác nhận, người mua bảo hiểm sẽ nhận được số tiền bồi thường.
Hồ sơ bảo hiểm tổn thất, mất mát hàng hóa bao gồm
– Giấy ủy quyền của người mua bảo hiểm cho người được hưởng bảo hiểm.
– Thông báo về tổn thất hàng hóa (theo mẫu đã có của công ty bảo hiểm), có thông báo rõ về mức độ tổn thất.
– Đề nghị yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hóa (theo mẫu đã có của công ty bảo hiểm)
– Chứng từ lô hàng bao gồm: Invoice, Packing list, Bill – vận đơn đường biển.
Tổng kết
Như vậy, bảo hiểm hàng hóa là quan trọng và cần thiết với mọi mặt hàng khi vận chuyển. Để đảm bảo những rủi ro được bồi hoàn thiệt hại, các doanh nghiệp cần nắm chắc thông tin và mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình.