Đối với bất kể Doanh nghiệp kinh doanh, việc tìm kiếm khách hàng là yếu tố tối quan trọng. Đặc biệt đối với Doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hàng hóa thương mại quốc tế. Làm thế nào để tìm người mua quốc tế cho DN Xuất khẩu của bạn? Cùng Hanotrans tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Các cách khác nhau để tiếp cận nhà nhập khẩu quốc tế
Là một nhà xuất khẩu tại Việt Nam, bạn có nhiều cách khác nhau để đưa sản phẩm của mình vào thị trường quốc tế. Có tương đối nhiều cách tiếp cận các nhà nhập khẩu quốc tế. Tuy nhiên bạn cũng cần cân nhắc đến các yếu tố như: Phương thức thanh toán được chấp nhận ở thị trường đó như thế nào? Đánh giá mức độ và khả năng cạnh tranh của bạn và thị trường. Đồng thời bạn cần kết hợp các hoạt động kinh doanh xuất khẩu và như bộ phận nhân lực khác nhau. Điều này giúp bạn phát huy tối ưu được các nguồn nhân lực sở hữu. Những cách tiếp cận nhà nhập khẩu hàng hóa khả thi:
Xuất khẩu trực tiếp
Đối với việc xuất khẩu trực tiếp, bạn sẽ tham gia bán với người mua quốc tế. Điều này có nghĩa là bạn có thể sẽ bán hàng trực tiếp cho các nhà nhập khẩu. Hay tìm kiếm các nhà phân phối và bán lẻ ở nước ngoài. Hoặc cũng có thể bán hàng B2B cho các thương nhân quốc tế.
Đây được coi là phương thức bán hàng phổ thông. Song song với đó là tiết kiệm chi phí tốt nhất cho DN xuất khẩu. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải chịu trách nhiệm về việc lập chứng từ hồ sơ của lô hàng cũng như việc thanh quyết toán, tiếp thị cho công ty. Việc này yêu cầu Doanh nghiệp bạn cần phải có đội ngũ thủ tục xuất khẩu chuyên nghiệp.
Xuất khẩu gián tiếp
Đối với phương thức này, bạn chỉ cần tìm một công ty trung gian uy tín để tham gia. Những công ty này sẽ thay mặt bạn xử lý tất cả hoạt động, nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa. Tất nhiên, bạn sẽ cần mất một khoản chi phí dịch vụ. Nếu là một Doanh nghiệp lần đầu tiên xuất khẩu, việc sử dụng dịch vụ này từ các công ty thứ 3. Thì cũng rất thuận lợi và “nhàn” hơn cho người xuất khẩu.
Chủ động trong xuất khẩu
Bạn có thể tìm những người mua trong nước nhưng đại diện là CTY nước ngoài. Những người mua này có thể là nhà bán lẻ, nhà phân phối, cơ quan chính phủ hoặc tập đoàn thương mại có đại diện là công ty nước ngoài.
Những đại diện này sẽ mua bán hàng hóa của bạn trong nước. Tùy thuộc và các cuộc trao đổi và đàm phán chủ động của bạn và xuất khẩu hàng.
Thụ động để xuất khẩu
Đây là cách tiếp cận khách hàng quốc tế khá đặc trưng. Bởi lý do như việc cần lấp đầy các đơn đặt hàng từ người mua trong nước một cách phản ứng thụ động. Người nhập khẩu cần mua sản phẩm của bạn tại địa phương trước khi xuất khẩu. Do họ nhận thấy rằng sản phẩm của bạn đáp ứng 1 trong những nhu cầu nhất định.
Sử dụng các phương thức trực tuyến
Hiện nay thương mại toàn cầu rộng mở, việc mua bán trực tuyến trở thành một trong những phương thức chính và tác động mạnh mẽ. Bởi chúng ta được kết nối với nhau trên một thế giới phẳng và nhanh hơn bao giờ hết. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm đến các nền tảng thương mại như Alibaba, Amazon, Ebay,….
Các triển lãm và hội chợ xúc tiến thương mại
Đây cũng là 1 nền tảng trực tiếp thiết thực nhất đối với thương mại quốc tế. Triển lãm và hội chợ giúp bạn gặp gỡ trực tiếp khách hàng. Từ đó bạn có thể giao lưu, giới thiệu sản phẩm. Mọi thứ trực tiếp sẽ dễ dàng khiến nhà nhập khẩu tiếp cận được sản phẩm của bạn dễ dàng hơn! Thậm chí, bạn sẽ có ngay cho mình một vài đơn hàng xuất khẩu trong những sự kiện này.
Kênh thông tin chính thức từ cơ quan chính phủ
Chính phủ luôn có những chính sách hỗ trợ và xúc tiến thương mại cho ngành xuất nhập khẩu. Chính vì thế, Hội đồng xúc tiến xuất khẩu và Ban hàng hóa sẽ cung cấp nhiều thông tin cho các nhà xuất khẩu. Đây sẽ là cơ hội uy tín, thiết thực để bạn có thể tìm kiếm người mua ở nước ngoài.
Mục đích của tổ chức là giúp đỡ những Doanh nghiệp như bạn. DN có thể truy cập địa chỉ liên hệ của những người mua tiềm năng. Đồng thời nắm bắt được những xu hướng thương mại quốc tế hiện hành. Từ đó có những bước đi đúng và chính xác cho Doanh nghiệp của mình!