Bên cạnh điều kiện thương mại FOB, CIF cũng là một điều khoản được sử dụng nhiều trong thương mại quốc tế. Vậy giá CIF được tính như thế nào là chính xác? Cùng HANOTRANS tìm hiểu kỹ hơn về nội dung này nhé!
Thông tin chung về điều kiện giao hàng CIF
CIF được hiểu như thế nào?
CIF là viết tắt của các từ Cost, Insurance, Freight. Dịch cụ thể dễ hiểu cụm từ này là tiền hàng, bảo hiểm và cước phí. Khi điều khoản CIF được sử dụng trong các hợp đồng thương mại. Thì người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm khi hàng hóa được xếp lên boong tàu. Tuy nhiên, các chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thủ tục hải quan xuất,… sẽ do người bán chịu.
Điều kiện giao hàng quyết định địa điểm rủi ro
Điều kiện giao hàng CIF quyết định địa điểm rủi ro hàng hóa giữa người mua và người bán tại cảng xếp hàng. Trong hợp đồng ngoại thương theo điều kiện CIF, người bán chỉ đứng ra mua hộ cước biển, bảo hiểm. Chúng ta có thể hiểu là người bán đại diện người mua chi trả các chi phí đó. Do đó, nếu hàng hóa gặp rủi ro trong quá trình vận chuyển khi hàng đã lên boong tàu. Thì người mua sẽ có trách nhiệm đứng ra làm việc với bên bảo hiểm.
Địa điểm chuyển giao chi phí thì khác. Nó được quyết định tại cảng dỡ hàng. Khi hàng hóa cập cảng an toàn, người bán sẽ hết trách nhiệm về chi phí. Trong các điều kiện CIF, hợp đồng cần ghi rõ tên cảng đích. Điều này giúp xác định rõ ràng trách nhiệm giữa bên mua và bán.
Giá CIF được tính như thế nào?
Như đã nói ở trên, các hợp đồng thương mại áp dụng điều khoản CIF sẽ quy định rõ các trách nhiệm giữa hai bên mua và bán. Bao gồm việc bên bán cần xử lý và thanh toán những chi phí gì. Cụ thể giá CIF được tính như sau:
CIF = Tiền hàng + bảo hiểm + cước vận chuyển + các chi phí khác.
Các chi phí khác có thể là các chi phí xử lý giấy tờ, thủ tục hải quan xuất khẩu, các chi phí xin giấy phép có liên quan,…
Người bán cần tự liên hệ đơn vị vận chuyển. Sau đó sẽ thanh toán chi phí vận chuyển theo báo giá của người cung cấp. Giá trị hàng hóa mà người mua phải mua sẽ bao gồm cả tiền hàng và các chi phí kể trên.
Mã số CIF được hiểu như thế nào?
Mã số CIF là từ viết tắt tiếng Anh của “Customer Information File”. Đây là dãy số khoảng từ 8-11 số thể hiện hồ sơ thông tin của khách hàng.
Đây là thông tin không ít người bỏ qua. Tuy nhiên, nó rất quan trọng. Do mỗi doanh nghiệp/ khách hàng chỉ được ngân hàng cung cấp duy nhất một mã CIF. Cho dù doanh nghiệp có mở nhiều tài khoản ngân hàng nhưng mã CIF chỉ có một. Vậy nên, bất kỳ Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào cũng nên lưu ý đến thông tin này!
Chi tiết trách nhiệm của các bên liên quan
Như đã nói ở trên, chúng ta hoàn toàn có thể thấy rõ vai trò giữa các bên mua & bán. Dưới đây là chi tiết trách nhiệm của các bên liên quan:
Trách nhiệm của người bán trong điều khoản CIF
Theo điều khoản thương mại quốc tế CIF, trách nhiệm của người bán được phân chia một cách rõ ràng! Cụ thể người bán phải chịu trách nhiệm đưa hàng ra tới cảng. Tiếp đó hàng hóa cần được sắp xếp lên tàu.
Bên cạnh đó, đơn vị vận chuyển hàng hóa từ cảng xếp đến cảng đích cũng do người bán liên hệ và booking. Nếu trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất khi chưa xếp lên tàu. Người bán phải chịu mọi tổn thất của hàng hóa.
Ngoài việc vận chuyển hàng, người bán cần làm các thủ tục liên quan đến hàng hóa. Để hàng hóa đủ điều kiện xuất đi, hàng hóa phải được thông quan hải quan đầu xuất khẩu. Đồng thời gửi các giấy tờ liên quan đến lô hàng cho người bán. Song song với đó là thông báo tình trạng hàng hóa cho người bán.
Trách nhiệm của người mua trong điều khoản CIF
Sau khi nhận được thông báo hàng đến, người mua sẽ tiến hành nhận hàng tại cảng. Đồng thời để lấy được hàng, người bán cần làm thủ tục thông quan cho hàng nhập khẩu. Người bán cần hoàn thành trách nhiệm đóng các loại sắc thuế để hàng hóa được thông quan.
Trong quá trình vận chuyển, nếu hàng hóa xảy ra tổn thất. Thì người bán sẽ là đại diện pháp luật làm việc với bên bảo hiểm về tổn thất hàng hóa. Ngoài các chi phí đã kể trên, người bán cần thanh toán thêm các khoản phí như: phí lấy lệnh, phí LCC (Local Charge). Hoàn thành các thủ tục đóng thuế phí, Doanh nghiệp có thể đưa hàng về kho.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin chi tiết về điều kiện thương mại quốc tế CIF mà HANOTRANS muốn chia sẻ tới Doanh nghiệp. Để cập nhật thêm nhiều thông tin ngành xuất – nhập khẩu xin vui lòng truy cập tại website: